Các thuật ngữ liên quan đến luyện tập bạn cần biết

“Để có cơ thể đẹp chỉ cần ăn uống hợp lý và luyện tập chăm chỉ” là suy nghĩ ấu trĩ nhất mà những người không hề biết chút nào về những khó khăn phải trải qua trên con đường có được một thân hình đáng ngưỡng mộ có thể thốt ra.
Những thuật ngữ về tập gym
Không! Bạn là người thông minh, bạn cũng đã không còn ngây thơ đến mức tin vào cái điều nhảm nhí đó, bạn biết rằng con đường dẫn đến thành công luôn đòi hỏi bạn phải học hỏi càng nhiều. Còn nếu bạn là một người hoàn toàn “mới” thì bạn cũng nên xác định cho mình một thái độ đúng đắn.
Không có một phương pháp bí mật nào, không có một giải pháp tức thời nào có thể giúp bạn có được thành quả mà người khác phải dành ra nhiều năm trời mới đạt được trong thời gian ngắn. Tất cả chỉ nằm ở hiểu biết của bạn, bạn càng hiểu biết nhiều về việc tập bạn sẽ càng tiến bộ.

Có thể bạn chưa nghĩ đến nhưng luyện tập là một môn khoa học hẳn hoi, cũng như bao môn khoa học khác đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và kết luận. Và bước đầu tiên trên con đường học hỏi luôn phải là nắm vững những khái niệm, thuật ngữ gymcơ bản.
Bởi vậy tôi viết ra bài này với mong muốn tổng hợp lại những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến luyện tập, fitness nói chung để bạn đọc có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, cũng như tránh được việc nhầm lẫn giữa các khái niệm, thuật ngữ gym.
Các thuật ngữ gym liên quan có rất nhiều, tuy nhiên tôi chỉ đưa ra một số thuật ngữ hay gặp, hay bị nhầm lẫn. Danh sách có thể chưa được đầy đủ và sẽ được cập nhật nếu cần.
[ux_products slider_nav_position=”outside” auto_slide=”6000″ ids=”904,851,854,885,502,869,835,873″]
Hãy tham khảo các thuật ngữ gym này nhé
Bodyweight: Khối lượng cơ thể
Bodyweight training: Việc luyện tập sử dụng trọng lượng cơ thể là chính
Force: Lực, tương tự với khái niệm của F trong vật lý
Strength: Sức mạnh, khả năng tạo ra lực
Strength training: Việc luyện tập với mục đích tăng sức mạnh là chủ yếu
Resistance: Sức kháng, vật kháng, ở đây có thể hiểu là tạ nếu như bạn tập tạ, trọng lượng của cơ thể nếu như bạn tập các bài bodyweight
Hypertrophy: Độ to của cơ
Cardio: Việc tập tim mạch. Có nhiều hình thức tập cardio ngoài việc chạy bộ, chạy máy, đạp xe ra như nhảy dây, tập tạ…

Steady-state cardio: Các bài tập cardio với trạng thái đều, nhịp tim không biến động lớn
HIIT (High intensity interval training): Các bài cardio trạng thái không đều, nhịp tim biến động
ATP: Năng lượng cơ bản của tế bào sống, cơ thể có sẵn một lượng ATP và ATP có thể được tổng hợp từ việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng. ATP còn được coi như một dạng năng lượng tức thời, sẽ cạn trong vòng 10s
Aerobic: Quá trình chuyển hóa năng lượng có sự tham gia của oxy nhằm tạo ra ATP. Chúng ta lại thường biết đến nó như kiểu tập trâu bò của các chị em.
Anaerobic: Quá trình chuyển hóa năng lượng không có sự tham gia của oxy. Anaerobic kém hiệu quả hơn aerobic.
Compound: Các bài tập phối hợp, sử dụng nhiều nhóm cơ lớn một lúc, phù hợp với việc tập strength, phát triển sức mạnh hữu ích
Isolation: Các bài tập mang tính cô lập một số bộ phận nhất định, ít tính phối hợp hơn. Phù hợp để khắc phục điểm yếu, sử dụng như các bài bổ trợ cho tập strength, phát triển độ to của cơ
[ux_products style=”normal” depth_hover=”5″ animate=”fadeInLeft” auto_slide=”4000″ cat=”15″]
Stress: Theo khái niệm ta hay biết là sự cẳng thẳng của thần kinh, nhưng trong luyện tập stress cần được hiểu như một sức ép, cả về thể chất lẫn tinh thần, đòi hỏi cơ thể phải thích ứng
Adaption: Sự thích ứng , có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Để tiến bộ hơn chúng ta cần có những thích ứng tích cực, ví dụ: tăng kích thước cơ, tăng khả năng bơm máu…
Fatigue: Sự mệt mỏi
Set: Một hiệp tập
Repitition (Rep): Số lần thực hiện động tác trong một hiệp
Failure: Dịch ngớ ngẩn là thất bại, là trạng thái xảy ra khi bạn tập quá nhiều cùng một lúc khiến cho các chất thải của quá trình trao đổi chất tích tụ mà không chuyển hóa kịp.
Khi người ta nói tập đến failure trong một set tức là bạn tập đến khi không thể thực hiện được một rep nào nữa
NHỮNG THUẬT NGỮ GYM QUAN TRỌNG KHÔNG ĐƯỢC NHẦM LẪN
RM (Rep max): Mức nâng tối đa. 1RM nghĩa là khối lượng tối đa nâng được 1 lần và không thể nâng lần thứ 2. 10RM là khối lượng tối đa nâng được 10 lần, không thể nâng tiếp lần thứ 11
Intensity: Cường độ. Cường độ càng cao tức khối lượng (tạ) càng nặng, càng gần với mức 1RM. Có hai cách người ta biểu diễn cường độ: (1) Dựa theo mức % so với mức 1RM, ví dụ 1RM của bạn là 100kg thì mức cường độ 80% là 80kg, (2) Dựa vào aRM, ví dụ 3RM là mức tạ bạn nâng được tối đa 3 rep
Frequency: Mức độ thường xuyên. Thường chỉ số lần tập mỗi tuần
Volume: Tổng khối lượng tập, thường nói đến trong một tuần. Volume càng cao tức là tập càng nhiều rep của một nhóm cơ. Kiểu tập tập trung vào Hypertrophy (độ to cơ) thường có volume cao hơn kiểu tập Strength ví dụ các chương trình tập chia nhóm cơ, mỗi buổi một nhóm cơ thường thực hiện 2-3 động tác cho một nhóm cơ, 2-3 set một động tác, số rep nằm khoảng 8-12, sẽ có volume từ 32-108 reps; chương trình tập strength thường chỉ có một số động tác nền tảng, với số rep khá thấp vậy nên tổng volume không lớn bằng tập hypertrophy.
Để biết thêm các kiến thức về gym các bạn hãy truy cập web: Gymermarket hoặc fanpagge: GymerMarket.com – Thực Phẩm Thể Hình.Ngoài ra, bạn cũng có thể xem click vào đây để viết về các thực phẩm tăng cơ, thực phẩm bổ sung tăng cân Mass , thực phẩm tăng sức mạnh, thực phẩm bổ sung xương khớp, cũng như các phụ kiện tập gym 1 cách chi tiết và đầy đủ thông tin nhất. Để không rơi vào cảnh tiền mất tật mang
[ux_products style=”normal” depth_hover=”5″ animate=”fadeInLeft” auto_slide=”4000″ cat=”74″]
Mê mệt với 3 “nữ hoàng phòng gym” nổi tiếng trên CĐM nhờ thân hình đồng hồ cát quyến rũ đến bỏng mắt
Hình ảnh 3 “nữ hoàng phòng gym” với thân hình đồng hồ cát đầy nóng bỏng và khỏe khoắn dưới đây khiến biết bao nhiêu người phải khát khao. “Vẻ đẹp phòng gym” hiện nay đang là xu hướng mà nhiều người hướng đến. Các bạn nữ có thân hình cò hương, hay xồ xề thì nên xem những bức ảnh này để có thêm động lực tập gym mỗi ngày…Xem thêm>>>