Tại sao phải tính khẩu phần ăn uống hợp lý, khoa học?

Có phải bạn vẫn luôn được dạy từ sách vở và cha mẹ rằng phải ăn uống hợp lý, không được ăn uống buông thả, theo ý thích hay vì ngon miệng không? Tại sao phải tính khẩu phần ăn uống hợp lý?
Khẩu phần ăn uống hợp lý là như thế nào?
Khẩu phần ăn uống hợp lý là gì?, là cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.
“Nên ăn sáng giống như ông hoàng, ăn trưa giống như người nhà giàu, ăn tối giống như kẻ hành khất, đó là câu nói mang hàm ý, giúp chúng ta chia khẩu phần ăn trong ngày hợp lý”, PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị chia sẻ.

Khi ăn, khẩu phần ăn uống của chúng ta phải đảm bảo và cân xứng các thành phần năng lượng. Khi vào cơ thể, 1g protid (chất đạm) cho 4 Calo, 1g lipid (chất béo) cho 9 Calo, 1g glucid (đường bột) cho 4 Calo. Ngoài ra, 1g rượu (alcol ethylic) cho 7 Calo. Chính vì vậy, cần phải tính khẩu phần ăn uống hợp lý.
“Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng Protid, lipid, Glucid, Vitamin và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng loại đối tượng”, PGS.TS Trần Đình Toán nhấn mạnh.
Bữa sáng phải được coi là bữa ăn chính. Năng lượng trung bình dành cho nó nên đạt 1/3 năng lượng trong cả ngày. Bữa ăn sáng cũng cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối, ba gồm các nhóm: chất bột (cơm, bún, bánh mì, bánh cuốn, phở), chất đạm (thịt, trứng, sữa, cá, đậu đỗ…), chất béo (dầu, mỡ, để rán, xào, hay cho vào nước dùng, bơ để phết vào bánh mì), vitamin và muối khoáng (rau và trái cây).
Bữa trưa là bữa cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều nhất. Bữa ăn trưa nhẹ cũng có thể được nếu bữa sáng đã ăn nhiều, cung cấp trên 700 kcalo cho cơ thể. Nhưng dù ăn sáng có no bao nhiêu, cũng hoàn toàn không nên bỏ bữa ăn trưa.
Bữa tối nên ăn nhẹ nhàng, thanh đạm để giảm áp lực cho dạ dày và tích trữ mỡ thừa ở bụng.
Tại sao phải tính khẩu phần ăn uống hợp lý?
Theo Viện Dinh dưỡng (1990), ở nhiều vùng nước ta bình quân khẩu phần ăn mới đạt 1.930 calo/người/ngày (thiếu 15% so với nhu cầu) trong đó gạo chiếm 84,6%. Chất đạm thấp, chất béo chỉ có 6% nhu cầu, vitamin và khoáng chất chưa được quan tâm nhiều. Có nghĩa là đối với nhiều gia đình – bữa ăn còn chưa hợp lý và gây thiếu chất, còi xương, suy dinh dưỡng và cơ thể nhỏ bé kém phát triển.
Nhiều người nghĩ bữa sáng là bữa phụ nên ít ăn chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu đỗ vào bữa ăn này. Thực ra, chất đạm cung cấp các axit amin cần thiết cho mọi cơ quan, tổ chức, đặc biệt là não, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, trí óc minh mẫn, sáng suốt. Chất đạm rất cần có mặt trong bữa ăn sáng để giúp chúng ta làm việc, học tập có hiệu quả.

Hầu hết các gia đình Việt thường coi bữa tối là bữa ăn cả gia đình quây quần đông đủ, nên các bà nội trợ thường nấu nhiều món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Thế nhưng, thói quen này vô tình lại không đúng với cách phân khẩu phần ăn trong một ngày một cách khoa học.
Khi ăn tối quá nhiều chất dinh dưỡng, ta đã vô tình tiếp tay cho sự tích trữ năng lượng và mỡ thừa ở ngay giấc ngủ đêm sau đó. Đây cũng là điều dễ hiểu cho béo bụng, cơ thể nhiều mỡ chứ không săn chắc, gọn gàng. Một bữa ăn tối quá muộn và quá nhiều chất dinh dưỡng là “thủ phạm” gây ra những cơn ác mộng do áp suất ở dạ dày bị tăng cao. Và sau một giấc ngủ với cái bụng vẫn còn nhiều “dinh dưỡng” như vậy thì bạn có thể bị mệt mỏi và đau đầu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh.
PGS.TS Trần Đình Toán chia sẻ: “Chế độ ăn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng. Thế nhưng, các gia đình Việt nên thay đổi thói quen để phân bố khẩu phần ăn trong cả ngày sao cho hợp lý, để có được sức khoẻ tốt nhất”.
Đến đây chắc bạn đã có câu trả lời cho: “Tại sao phải tính khẩu phần ăn uống hợp lý” rồi phải không ạ? Hãy lên kế hoạch ăn uống thật hợp lý để có được một cơ thể thật khỏe mạnh nhé!