Những sai lầm cần tránh khi tập gym để có được body đẹp chuẩn

Tập tạ trên ghế băng là 1 trong những bài tập giúp phát triển cơ bắp tốt nhất cho chúng ta, nó tác động trực tiếp các khối cơ ở vai, bắp tay, ngực, cơ xô,… Chính vì thế, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn những sai lầm cần tránh khi tập gym để có cách tập tạ đúng kỹ thuật giúp body đẹp chuẩn và không bị chấn thương
Những sai lầm cần tránh khi tập gym để có body chuẩn
Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi tập gym, cũng như những lời khuyên từ HLV để giúp bạn tăng được sức mạnh cũng như nhanh có cơ bắp 1 cách nhanh nhất. Vì thế còn chần chừ gì nữa mà không bắt đầu học hỏi luôn để tập gym đúng kỹ thuật.
Hình thức và kỹ thuật khi nâng tạ
Để có được bộ ngực nở nang, bắp tay cuồn cuộn thì trước tiên bạn phải tập đúng hình thức, kỹ thuật và trọng lượng của tạ phù hợp với thể trạng cơ thể của mình.
1 trong những kỹ thuật khi nâng tạ ở băng ghế mà ít bạn chú ý, đó chính là vị trí đặt chân của mình.
Có nhiều bạn thường để chân của mình bị thừa ra bên ngoài quá nhiều, điều này không chỉ khiến bạn khó trong việc di chuyển tạ mà còn rất dễ bị chấn thương ở cột sống thắt lưng.
Và dưới đây là tư thế đặt chân đúng các bạn nên tham khảo học theo để có được bài tập đúng kỹ thuật.

Kỹ thuật đúng khi nâng tạ ở băng ghế
- Nằm xuống trên băng ghế và nằm nắm lấy thanh tạ từ ở phía dưới
Nằm xuống ghế băng sao cho từ đầu đến mông của bạn nằm trên ghế, và phần chân thì để ngoài ghế và vuông góc với mặt sàn - Hoặc bạn cũng có thể hơi gập chân của mình vào sâu dưới gầm ghế 1 chút.
- Hãy chắc chắn rằng lưng, vai cổ của bạn đều nằm ngay ngắn trên ghế băng.
- Điều này giúp bạn nâng được mức tạ nặng mà không mất quá nhiều sức, cũng như không khiến bạn bị chệch ra khỏi ghế băng khi nâng tạ dẫn đến chấn thương.
- Sau đó từ từ nâng tạ và trên ghế băng của bạn.
Cách giơ tay khi nâng tạ
- Khi tay bạn nâng tạ lên cao, thì tốt nhất hãy tạo thành 1 đường thẳng từ bả vai hơi chếch về vị trí đầu ngực của mình. Vị trí chính xác sẽ thay đổi đôi chút tùy thuộc vào đòn bẩy cá nhân của bạn
- Để thực hiện điều này đúng cách, bạn nên đưa khuỷu tay của mình mở rộng sang 2 bên, và khi tạ hạ xuống thì 2 tay của bạn phải đặt ở vị trí giữa 2 núm vú
- Việc hạ tạ cũng nên hạ từ từ để tránh bị chấn thương, chệch tay tạ rơi vào ngực.
- Và nhất định là bạn phải đặt lưng, cổ của mình ở chính giữa lòng ghế
Vị trí khuỷu tay, nắm tạ
Nếu việc bạn đặt sai vị trí khuỷu tay khi hạ tạ sẽ rất dễ khiến bạn dễ bị áp lực lên dây chẳng, bị rách cơ vai, và hạn chế việc nâng được mức tạ nặng.
Vì thế, để tránh được điều đó các bạn nên thực hiện theo những kỹ thuật nắm tạ, và nắm tạ dưới đây
Vị trí khủyu tay
- Khi thanh ở ngực, khuỷu tay, cổ tay và thanh tất cả phải ở một đường thẳng khi nhìn từ phía bên.
- Không cho phép 2 cổ tay uốn cong về phía sau. Điều đó ảnh hưởng rất tiêu cực đến bài tậ
Cách nắm tay
Cách nắm tay sai, và cách nắm tay chính sẽ được thể hiện đầy đủ ở dưới hình ảnh dưới đây. Bạn nên tham khảo
Ngoài ra để tránh chấn thương, hoặc đau khớp xương thì bạn cũng nên uống thêm các thực phẩm bổ sung xương khớp để xương chắc khỏe và các khớp được bôi trơn
[ux_products ids=”567,569,520,528,1122″]