Làm gì khi nhân viên “cứng đầu” không nghe lời của sếp?

Làm gì khi nhân viên không nghe lời? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà quản lý “đau đầu” và vẫn chưa tìm ra biện pháp để xử lý. Nhiều lúc bạn phát điên khi nhân viên luôn làm trái ý của bạn. Bạn cho nghĩ là do mình không biết cách khuất phục nhân đó hay do tính cách của nhân viên đó. Bài viết sẽ chia sẻ cho các bạn cách để xử lý những nhân viên cứng đầu, không nghe lời.
Phải làm gì khi nhân viên đó quá khó chiều
Hãy nghe lời khuyên của chúng tôi bạn sẽ có cách để xử lý được những nhân viên không nghe lời mình một cách hiệu quả và khiến họ phải tâm phục khẩu phục trước bạn

1. Bạn nên tìm hiểu lý do nhân viên không nghe lời bạn
Trong khi làm việc tập thể sẽ không tránh được nhân viên không chịu nghe lời và không phục cách giải quyết của bạn. Thì điều đầu tiên là bạn cần tìm rõ nguyên nhân tại sao nhân viên đó không chịu nghe lời và không làm theo những gì mình nói ở chỗ nào? Họ đang làm trái ý mình ở giai đoạn nào? Và bạn nên biết rõ là cá nhân hay là cả tập thể không chịu nghe lời mình? Mức độ ảnh hưởng tới công việc của cá nhân và tập thể như thế nào?
2. Đừng quát mắng hay nổi nóng với họ

Đối với các nhân viên không chịu nghe lời thì việc hợp tác làm việc là rất khó vì bạn và họ đang bất đồng ý kiến. Từ đó sẽ dẫn đến giảm hiệu suất công việc của nhóm. Nhưng bạn hãy nhớ đừng bao giờ quát mắng hay nổi nóng, tranh cãi với họ đến cùng. Vì nổi nóng, cáu giận cũng không có ích gì trong trường hợp này vì nhân viên đó cũng không ngại “cãi” với bạn để bảo vệ quan điểm của mình. Mà bạn cũng không phải là đồng nghiệp ngang hàng với họ, bạn là cấp trên, là lãnh đạo, bạn nên xử lý công việc bằng cách giải thích nhẹ nhàng cho họ hiểu và cố gắng để họ hiểu và tiếp nhận.
3. Đừng bắt họ thay đổi mà hãy chấp nhận tính cách của họ
Với mỗi người đều có một tính cách và thái độ làm việc khác nhau, với những nhân viên luôn thích đặt ra câu hỏi ” tại sao lại là tôi”, “tại sao không phải anh ta làm mà lại là tôi làm”. Bạn không nên đánh giá nhân viên đó là vô trách nhiệm và phải bắt họ phải thay đổi. Bạn nên mừng là bạn tìm được một nhân viên có tư duy tốt biết phân tích công việc cho ai làm là phù hợp. Bạn hãy tập thói quen chấp nhận và nhắc nhở bản thân là nhân viên đó đang muốn nói chuyện với mình chứ không phải cố tình gây tranh cãi giữa hai người.

Tóm lại là nhân viên này chỉ muốn góp ý để tăng thêm giá trị công việc . Bạn đừng nên quát mắng họ và bắt họ phải thay đổi tính cách của họ, hãy cố gắng chấp nhận và giải thích cho họ hiểu rõ vấn đề nhé!
4. Đừng bao giờ cho là mình luôn đúng mà phải biết lắng nghe họ
Nhiều lúc bạn nên lắng nghe nhân viên của mình nhiều hơn. Đừng bao giờ cho rằng nhân viên lúc nào cũng phải nghe lời sếp. Họ không được phản hồi hay bác bỏ những ý kiến mà họ không đồng tình, như vậy cũng rất ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Tuy bạn là một người sếp tài ba nhưng cũng có nhiều lúc bạn cũng có lỗi sai và những lỗi sai đó là do nhân viên của bạn phát hiện ra, họ giúp bạn sửa những lỗi sai đó. Vì vậy, bạn hãy lắng nghe ý kiến và đánh giá đúng năng lực làm việc của nhân viên, sắp xếp và bàn giao công việc phù hợp cho họ. Nhân viên đó sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và làm việc tốt hơn nữa.
5. Đừng bao giờ dùng quyền mà sai khiến họ
Bạn có quyền giao việc cho nhân viên nhưng nếu bạn dùng quyền lực của mình để ra lệnh, khiến nhân viên cảm thấy “bị cưỡng ép, bị điều khiển” thì họ lại càng kháng cự và không phục. Lúc này, nhân viên của bạn cảm thấy mình như một con rối, chỉ biết nghe lệnh và phục tùng chứ không phải là làm công việc mình yêu thích. Thay vào đó hãy nghĩ cách để nhân viên làm việc một cách chủ động hơn.
6.Luôn đánh giá và xem xét lại bản thân mình
Bạn hãy tự vấn lại bản thân mình xem tại sao nhân viên đó lại không nghe lời mình. Có phải bạn đã quá cứng nhắc trong công việc? Bạn yêu cầu quá cao cho không? Bạn đã đánh giá đúng năng lực của họ chưa?

Nhiều lúc bạn cũng khó có thể chấp nhận lỗi sai của bản thân mình vì lòng tự trọng quá cao. Bạn phải thực sự dũng cảm thì mới có thể thừa nhận điểm yếu và lỗi sai của chính mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo, một người quản lý giỏi và được nhiều nhân viên nể phục không phải tự nhiên có được, bạn cần phải học hỏi và rèn luyện khả năng ứng xử với nhân viên. Bạn hãy chứng tỏ rằng bạn là một người sếp có năng lực làm việc mà bạn còn có khả năng thu phục họ. Mong rằng các bạn có thể áp dụng được một số phương pháp giúp bạn có thể khuất phục được những nhân viên không chịu nghe lời.